Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

thumbnail

Chăm sóc cây điều: Bón phân

Có một thời gian dài người ta đã nghĩ điều là một cây vùng đất hoang rất dễ trồng, chịu đựng được điều kiện khô hạn khắc nghiệt nên chẳng cần bón phân chăm sóc cây vẫn sống tốt nhưng thật ra điều cũng giống những cây trồng nhiệt đới ăn trái khác, dễ sống tốt nhưng thật ra điều cũng giống những cây trồng nhiệt đới ăn trái khác, để sống, phát triển và cho sản lượng cao cũng đòi hỏi được bón phân và chăm sóc cẩn thận nhất là ở những vùng đất thật sự thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng. Khảo sát các triệu chứng do thiếu hụt các chất khoáng ở trong đất và ảnh hưởng của chúng tới quá trình sống của những cây điều con, Ohler J.G và Coester W.A. (1973) đã phân chia ra thành 3 nhóm sau:

a. Những thiếu hụt nguy hại có thể dẫn đến chết cây xếp theo thứ tự nghiêm trọng như sau: Fe, Mg, K, N, Mo.

b. Những thiếu hụt với những triệu chứng bệnh sớm nhưng không nguy hại, xếp theo thứ tự nghiêm trọng là S, Ca, Mg, Zn.

c. Những thiếu hụt làm chậm phát triển nhưng không thấy có bất kỳ một hậu quả nghiêm trọng nào, xếp theo thứ tự nghiêm trọng là P, Bo, Cu.

Chỉ có qua phân tích đất mới xác định được cụ thể sự thiếu hụt nguyên tố dinh dưỡng nào để bổ sung cho cây.

Những kết quả nghiên cứu ở các Trạm nghiên cứu của I.F.A.C ở Malagasy, ở Trạm nghiên cứu Nam Nachingwea (Tanzania), ở các trạm nghiên cứu điều ở Ấn Độ và ở Pacajus (Braxin) đã cho thấy cây điều phản ứng tốt với việc bón phân đặc biệt với Nitơ và Phospho trong khi với Kali các kết quả không rõ hoặc không có, còn Calci lại có tác động xấu tới cây do điều ưa thích đất có độ axit yếu.

Có tính đến hệ thống rễ của cây điều và sự phát triển hướng xuống phía dưới của nó người ta kết luận rằng bón phân khoáng ngay lúc trồng hoặc bón vào vùng rễ cho hiệu quả hơn bón theo diện (bề mặt).



Theo Mathew Thomas M. (1982) để cho cây điều sản xuất liên tục với cây đã trưởng thành hoàn toàn hàng năm phải bón 250g N, 125g P2O5 và 125g K2O với cây còn non khi lượng phân bón là 84g N, 42g K2O trong năm thứ nhất và tăng lên gấp đôi ở năm thứ hai, những cây có năng suất nhiều hơn có thể tăng tới 500g N/cây.

Theo De Geus J.G. (1967) bón phân cho cây điều 10 tuổi là 250g N, 150g P2O5, 100g K2O tương đương với 2kg phân hỗn hợp có tỷ lệ 12:8:8.

Với cây mới trồng một năm tuổi thì 250g Supe phosphat, 250g sulfat amôn, sau lúc trồng được 3 tháng, và ở năm thứ hai lượng bón tăng lên gấp đôi công thêm 150g Kali Clorua.

Theo Mohapatra A.R., Vijaya Kumare Bhat N.T. (1973) một cây điều trưởng thành có năng suất cao tiêu thụ hàng năm một lượng phân bón gồm 2.84kg N, 0.752kg P2O5 và 1.265kg K2O. Trên cơ sở này có thể tính toán được số lượng phân bón cần cung cấp cho cây ở những độ tuổi khác nhau.

Theo "Package of Practices for cashew" ICAR (1982) biểu bón phân cho cây điều cụ thể như sau:

               Thời gian bón 

 

Tuổi cây

Tháng 5 - 6

Tháng  9 - 10

N

P2O5

K2O

N

P2O5

K2O

Năm thứ nhất

50

40

-

50

40

-

Năm thứ hai

100

40

30

100

40

30

Năm thứ ba

200

60

60

200

60

60

Từ năm thứ tư trở đi

250

60

60

250

60

60

Bảng - Phân bón cho cây điều trong 3 năm đầu và các năm sau (g/cây)

Lúc cây còn nhỏ ta xới vòng quanh gốc độ sâu khoảng 20cm theo chu vi hình chiếu của tán lá, rải phân rồi lấp lại. Khi cây đã lớn người ta đào rãnh vòng tròn quanh gốc cây bán kính 1.5m bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Cần phải làm sạch cỏ quanh gốc trước khi tiến hành bón phân.

Cũng có thể áp dụng một chế độ bón phân cho điều theo biểu sau:

Tuổi câySố lượng phân bón (g/cây)
Chất dinh dưỡng Phân bón
Đạm (N)Lân (P2O5)Kali (K2O)Phân urêSupe phốt phátPhân Kali
Năm thứ nhất60202013012535
Năm thứ hai125304027019065
Năm thứ ba2004060435250100
Từ năm thứ tư trở đi2505075540315125

Bảng - Chế độ phân bón cho điều (Theo "Sản xuất và chế biến điều" - 1989)

Lượng phân trên đây được bón làm 2 lần trong năm, tỷ lệ chia đều cho 2 lần:

- Lần thứ nhất vào trước mùa mưa, khoảng tháng 5 đến 6.

- Lần thứ hai vào sau mùa mưa, khoảng tháng 9 đến tháng 10.

Theo Bảng "Hướng dẫn kỹ thuật trồng điều" được Hội đồng khoa học kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2000: bón phân cho cây điều chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ kiến thiết cơ bản hay giai đoạn cây non và thời kỳ khai thác hay giai đoạn cây cho trái.

Tuổi cây (năm)Số đợt bón (đợt/năm)Dạng nguyên chất (g/cây/đợt)
NP2O5K2O
14 - 5933
23903030

Bảng - Liều lượng phân bón khuyến cáo cho điều ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Tuổi cây  (năm)Đợt bónDạng nguyên chất (g/cây/đợt)VùngThời gian
NP2O5K2O
31300100100Đông Nam bộ và Tây Nguyên Tháng 5 - 6
2200130130Duyên hải Nam Trung bộTháng 8 - 9
4 - 7Mỗi năm tăng thêm từ 20 - 30% lượng phân bón năm thứ 3 hay tùy theo mức tăng năng suất
8 trở điĐiều chỉnh liều lượng tùy theo tình trạng sinh trưởng và năng suất vườn cây.

Bảng - Liều lượng phân bón khuyến cáo cho điều thời kỳ khai thác

Tóm lại việc chăm sóc và quản lý vườn điều có thể thực hiện theo lịch những công việc phải làm dưới đây, chú ý lịch này được áp dụng cho vùng trồng điều có điều kiện khí hậu:

- Mùa đông khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

- Đầu mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 5.

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9.

- Cuối mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 11.

* Tháng 12 - tháng 1: cây điều bắt đầu ra hoa từ tháng 12 và tiếp tục qua suốt tháng 1. Những công việc phải tiến hành:

- Phun xịt thuốc diệt sâu Endosulfan hoặc Quinaphos để phòng trừ bọ xít muỗi, bọ trĩ và một số sâu hại khác.

- Làm cỏ

*Tháng 2 - tháng 4: mùa thu hoạch - Những việc phải làm:

- Thu hái và thu lượm những quả (hạt) rụng theo định kỳ (với những cây điều đã được tuyển chọn làm cây mẹ, khi thu hoạch, hạt để riêng làm giống).

- Chiết cành trong tháng 2 - tháng 3 để đem trồng vào tháng 6 - 7.

* Tháng 5:

- Tiến hành bón phân đợt 1 cho cây trước khi khởi đầu mùa mưa (số lượng: 1/2 lượng phân bón cây/năm).

- Làm đất cho khu vực dự định trồng điều mới ngay khi có những trận mưa đầu mùa bao gồm: làm cỏ, đào hố, làm bậc thang ở nơi đất dốc. Mọi công việc phải được hoàn thành khi những trận mưa nặng hạt của mùa mưa bắt đầu.

- Gieo hạt vào bầu đặt dưới mái che khi những trận mưa rào bắt đầu.

* Tháng 6 - tháng 7:

- Gieo hạt trực tiếp ra đồng (nếu trồng từ hạt), cũng như trồng các cây con và những cây con vô tính ra đồng.

- Phun xịt thuốc Bordeaux 1% để phòng trừ bệnh chết khô (Dia - back) cho những cây bị nhiễm bệnh sau khi chặt bỏ những cành bị bệnh.

- Đảm bảo thoát nước tốt cho vườn ươm để phòng ngừa bệnh lở cổ rễ ở cây con.

- Nếu phát hiện có nhiễm bệnh lở cổ rễ phải tưới sũng dung dịch Bordeaux 1% cho các luống vườn ươm sau những cơn mưa.

* Tháng 8 - tháng 9: bón phân đợt 2 (1/2 lượng phân cần bón còn lại) khi ngớt những cơn mưa. Cũng có thể bón thêm phân gia súc hoai hoặc phân xanh cho cây sau những cơn mưa.

* Tháng 10  - tháng 11: cây bắt đầu đâm những chồi mới. Những cây ra hoa có thể sớm bắt đầu trổ hoa. Tiến hành phun xịt thuốc Endosulfan để phòng trừ bọ xít muỗi, sâu đục lá, nhện lá và hoa và những sâu hại khác.

Nguồn: Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi

Xem thêm:

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tủ gốc, tưới tiêu, trồng xen

Chăm sóc cây điều: Tỉa cành – tạo tán và tỉa thưa

Chăm sóc cây điều: Cải tạo vườn điều già cỗi

Xem thêm:

QUY CÁCH HẠT ĐIỀU NHÂN AFI NGÀNH NÔNG SẢN VÀ HẠT | Yêu cầu chung và Phân loại và chất lượng

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4850:2010 NHÂN HẠT ĐIỀU

Sự phân bố của cây điều ở Việt Nam

Những cách chế biến hạt điều thành món ăn dùng ngay – phần 2

Dầu hạt điều – Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng

Giấm trái điều

TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Các quy định liên quan đến chất lượng

Nguyên tắc phân loại nhân điều và Quy định tiêu chuẩn về phân loại nhân điều

TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Quy định về dung sai, Yêu cầu về hình thức, Ký hiệu hoặc nhãn, Chất ô nhiễm, Vệ sinh, Phương pháp phân tích và lấy mẫu

TCVN 12380:2018 VỀ HẠT ĐIỀU THÔ

Dầu vỏ hạt điều là gì? Thành phần cấu tạo và chất lượng của dầu vỏ điều

Tiêu Chuẩn Nhân Điều Thành Phẩm | Phân Loại Kích Cỡ Và Xác Định

Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN 4850:1998) Về Nhân Hạt Điều

Đặc Điểm Của Lá Điều, Mùa Vụ Và Giá Trị Dinh Dưỡng

Mùa Vụ Của Cây Điều Ở Việt Nam

Chăm Sóc Cây Điều: Bón Phân

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments