Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

thumbnail

Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành

Nhân giống vô tính thực hiện được là nhờ vào đặc tính gián phân tế bào theo kiểu nhân đôi từ nhiễm sắc thể và tế bào chất của tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con. Vì vậy, các cây tạo ra từ phương pháp nhân giống vô tính đều mang cùng đặc tính của cây mẹ về mặt di truyền do đó phải tuyển chọn kỹ các cây mẹ (cây đầu dòng).

Cây non vô tính thường ra hoa kết quả sớm hơn rõ rệt so với cây trồng từ hạt. Khảo sát ở trại nghiên cứu của Margalore (Mysore), Khan K.Fazlullah (1957) thấy rằng cây điều chiết sau 20 tháng đã bắt đầu sản xuất trong khi với cây điều từ hạt phải sau 4 năm.

Tuy nhiên nhân giống vô tính cũng có những hạn chế:

- Tuổi thọ của cây trong phương pháp nhân giống vô tính thường ngắn hơn cây nhân giống hữu tính.

- Thực ra, một vài đặc tính xấu của cây mẹ cũng vẫn còn thể hiện ở cậy con vô tính. Khảo sát sức sản xuất của các cây điều chiết, ghép và cây từ hạt ở Trạm nghiên cứu điều Ullal (Karnataka) Ấn Độ, Hanamashetti S.I., 56.9% và ở cây trồng từ hạt là 99.7%. Rõ ràng là tính không thuần nhất ở những quần thể cây từ hạt cao hơn ở quần thể vô tính.

- Kỹ thuật nhân giống vô tính áp dụng đối với điều có thể được gộp lại thành 2 nhóm phương pháp cơ bản là: chiết (self-radication) và ghép (grafting).

Chiết cành

Chiết cành là phương pháp tạo cây con trực tiếp từ một phần của cây mẹ. Trong quá trình chiết, cành chiết không tách rồi khỏi cây mẹ. Có nhiều cách để chiết cành nhân giống điều, một trong những phương pháp phổ biến là chiết cành trên không (air - layering). Những yếu tố để đảm bảo cho việc nhân giống điều bằng phương pháp chiết cành đạt kết quả cao là: thời vụ tiến hành chiết, lựa chọn cành chiết, vật liệu bọc xung quanh chỗ chiết và cách tách rời cành chiết đã ra rễ khỏi cây mẹ.

- Thời vụ chiết: chiết cành có thể tiến hành quanh năm nhưng tỷ lệ thành công cao hay thấp lại phụ thuộc vào thời gian chiết. Khi lựa chọn thời gian thích hợp nhất để tiến hành chiết phải tính đến cả thời gian để đưa cây con chiết ra trồng ở hiện trường sao cho đúng vào lúc bắt đầu mùa mưa. Theo kinh nghiệm ở Ấn Độ, chiết cành đạt kết quả cao được thực hiện vào tháng 2 - tháng 3 và đưa cây con chiết ra trồng là vào tháng 6 - tháng 7. (Rao Madhava V.N., Rao Sambashiva I.K., Hassan Vazir (1957 - 1958) " Studies on the vegetativ propagation of cashew (Anacardium occidentale L.)").

- Tuổi cây mẹ và lựa chọn cành chiết: thường có nhận xét cành chiết ở cây mẹ trẻ khi chiết sẽ bám rễ nhanh hơn so với cành chiết ở cây mẹ già. Trong công trình nghiên cứu về phương pháp chiết cành thực hiện ở Trạm nghiên cứu điều Ulhal, Margalore (Ấn Độ),  cành chiết từcác tác giả Rao V.N. Madhava, Hassan M. Vazir, (1957) đã thấy rằng cành chiết ở cây mẹ 10 tuổi ra rễ sớm hơn cành chiết ở cây mẹ 20 tuổi trở lên, còn ở cây 1 tuổi cành chiết ra rễ sớm nhất chỉ trong vòng 22 ngày và có thể được tách rời ra trong vòng 35 ngày. Khi chọn cành để chiết nên chọn cành mọc từ năm trước chưa ra hoa 10 - 12 tháng tuổi, khỏe mạnh, thẳng dài 30 - 40 cm. Đường kính cành ở chỗ chiết 7.5 - 8.5cm, cành có vỏ màu nâu nhạt và có từ 3 đến 4 nhánh nhỏ trên mỗi cành.

- Vật liệu làm môi trường ra rễ: tại điểm chiết (thường chọn ở ngay dưới mầm), ta bóc tách một khoanh vỏ dài 2.5 - 3.5 cm, dùng dao sắc bén cạo bỏ tầng phát sinh cẩn thận không làm tổn thương lớp gỗ bên dưới rồi dùng rêu ẩm (rêu mọc ở kinh rạch, sông, tuyệt đối không rong rêu lấy dọc bờ biển), hoặc mùn cưa ẩm hoặc vỏ xơ dừa (đã nghiền nhỏ) ẩm mọc xunh quanh chỗ cành đã lột vỏ rồi dùng một màng chất dẻo dày 0.1mm kích thước 25 x 15cm bọc lại và cột chặt 2 đầu để giữ cho độ ẩm không thoát ra ngoài. (Để kích thích cho cành chiết ra rễ nhanh có thể dùng dung dịch chất kích thích IBA (Indol Butyric acid) nồng độ 50/100 ppm phung làm ẩm các vật liệu bọc xung quanh chỗ lột vỏ). Sau 45 - 60 ngày, ở nơi chiết đâm rễ non có thể nhìn thấy qua màng chất dẻo. Chờ thêm cho tới khoảng 80 - 90 ngày kể từ lúc tiến hành chiết có thể bắt đầu tách cành chiết ra khỏi cây mẹ.

- Tách rời cành chiết ra khỏi cây mẹ và đưa đi trồng: cành chiết được tách rời ra khỏi cây mẹ qua 3 bước sau:

Bước 1: cắt 1 vết hình chữ V ở ngay bên dưới chỗ chiết sâu 1/3 đường kính cành chiết



Hình - Chiết cành

(a) Lột khoanh vỏ

(b) Bao bọc phần đã lột bằng một màng chất dẻo có chất mùn cưa, xơ dừa, rễ lục bình,...

(c) Dùng dây cột chặt chỗ đã được bọc

(d) Cành chiết đã ra rễ

Bước 2: sau bước 1 từ 7 - 10 ngày cắt sâu thêm vào vết cắt trước đến 2/3 đường kính của cành chiết.

Bước 3: sau bước 2 khoảng 1 tuần, cắt rời cành chiết ra khỏi cây điều mẹ, đồng thời tỉa bớt một số lá trên cành chiết để hạn chế sự thoát nước. Tháo gỡ cẩn thận màng chất dẻo bọc chỗ chiết không được làm hư hỏng bộ rễ rồi nhúng bộ rễ vào một dung dịch phân bò cộng thêm 10 gam phân đạm (trong 10 lít dung dịch) trong 2 giờ sau đó đem cành chiết trồng vào túi bầu làm bằng chất dẻo polyethelen cỡ 45 x 35 cm có đất ruột bầu đủ thành phần dinh dưỡng như đã biết, rồi đặt bầu vào nơi thoáng mát để dưỡng cây chiết. Chú ý do rễ của cành chiết rất dễ gãy hỏng nên phải dùng lớp đất mịn để phủ lên phần rễ ở trong bầu và dùng bình tưới có vòi sen để tưới bầu trong thời gian dưỡng cây. Sau 3 tuần để dưỡng, cây chiết được đưa ra trồng ở hiện trường. Tỷ lệ cây sống có thể đạt trên 85%.

Xem thêm: Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính – Ghép cành

Lợi ích không ngờ của hạt điều đối với mẹ bầu

Hạt điều được phân loại như thế nào?

Những lưu ý khi sử dụng hạt điều

Lưu ý đối với các loại hạt điều giá rẻ Phân loại hạt điều rang muối – Chia theo đặc điểm sản phẩm Bà bầu ăn hạt điều có tốt không? Ăn hạt điều mỗi ngày có tốt không?

Quy trình sản xuất hạt điều rang muối không vỏ lụa tại Pagacas

4 thành phần dinh dưỡng nổi bật trong hạt điều

Hạt điều vỏ lụa là gì? công dụng của lớp vỏ lụa Quy trình sản xuất hạt điều nguyên vị

Cách Phân Biệt Hạt Điều Tươi Và Hạt Điều Thô

Lợi Ích Và Công Dụng Của Hạt Điều Đối Với Sức Khỏe Con Người

Tại Sao Hạt Điều Rang Muối Lại Nên Để Vỏ Lụa?

Vì Sao Giá Hạt Điều Vỏ Lụa Thường Mắc Hơn Với Các Loại Hạt Điều Khác?

Nhân Giống Điều Bằng Phương Pháp Vô Tính - Chiết Cành

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments