Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

thumbnail

Sâu hại điều - Tổng quan các loại sâu bệnh

Cũng như những cây trồng khác, cây điều bị nhiều loài côn trùng và nấm tấn công một cách riêng lẻ hoặc cùng kết hợp, khiến cây điều bị nhiễm nhiều bệnh khác nhau, gây hư hại nghiêm trọng cho sản xuất và đôi khi làm chết cả cây trồng. Tuy nhiên xét về mức độ tổn thất thì sâu hại gây ra lớn hơn nhiều so với bệnh hại gây ra. Do vậy phòng chống sâu bệnh hại điều là một nhiệm vụ quan trọng trong kỹ thuật cach tác điều hiện tại.



Cần luôn ghi nhớ kỹ thuật gây trồng và chất lượng của cây trồng có đóng góp to lớn trong việc phòng chống sâu bệnh hại cây điều. Chẳng hạn khi trồng điều theo một cự ly thích hợp (đúng), tán cây khi phát triển không bị che lên nhau sẽ tạo được sự thông thoáng khí trong vườn điều đồng thời tán lá lại hấp thụ được đầy đủ ánh sáng do đó cây điều sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh sẽ chống lại được sự tấn công hoặc ít ra cũng hạn chế được sự phát triển lây lan của nguồn bệnh nào đó. Hiện nay sử dụng các hóa chất (thuốc trừ sâu, bệnh) để diệt trừ sâu bệnh là chủ yếu và được đánh giá là có kết quả song việc sử dụng các hóa chất phải hết sức cẩn thận để hạn chế được tối đa những tác động có hại tới môi trường và sức khỏe con người.

Cây điều ở những giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau bị rất nhiều loại côn trùng khác nhau tấn công gây tổn hại tới năng suất và chất lượng sản phẩm (hạt điều và trái điều). Riêng về sâu hại hạt điều, một nghiên cứu cho thấy ở Ấn Độ có tới trên 60 loài, ở Việt Nam theo Phạm Văn Nguyên trong "Cây đào lộn hạt" (1990) có trên 30 loài, còn theo Đường Hồng Dật trong "Cây điều - Kỹ thuật trồng và triển vọng phát triển" (1999) có tới 39 loài gây hại thuộc 5 bộ, 17 họ và 33 chi khác nhau. Tuy nhiên, xét về sự tổn thất kinh tế nặng nề do chúng gây ra chỉ có những loài chính yếu sau:

- Sâu đục thân rễ (Stem and root borers)

- Bọt xít muỗi (Tea mosquito)

- Sâu đục lá (Leaf miner)

- Sâu kết lá và hoa (Leaf and blosson webbers)

Ngoài ra còn có một số loài ít nguy hại hơn là: sâu bướm làm rụng lá (defoliating caterpillars), sâu bướm đỉnh chồi (shoot tip caterpillars), bọ trĩ lá (leaf thrips), bọ cánh cứng lá và bọ vòi voi (leaf beatles and weevils), sâu đục trái và hạt (apple and nut borers), bọ trĩ hoa (flower thrips) và bọ làm nhăn hạt (nut crinkler).

Ở Việt Nam theo Lê Nam Hùng trong báo cáo điều tra khảo sát tình hình sâu bệnh hại cây điều thời gian 5/1984 đến 31/21/1984 tại các vùng điều ở Sông Bé (Nông trường điều xuất khẩu ở huyện Bến Cát), Thuận Hải (từ Phan Thiết đến Phan Rí, Phan Rang), Thành phố Hồ Chí Minh (Thủ Đức, Tân Tạo) về sâu hại cho thấy những loài sâu hại chủ yếu cần phòng trừ là: bọ xít muỗi (helopeltis sp.), sâu róm đỏ (cricula sp.), sâu đục nõn vòi voi (alcides sp.), sâu bao (oiketicus sp.), câu cấu xanh (hypomeces sp.), mối cắn lá.

Trong một nghiên cứu, Giáo sư Phạm Văn Biên và các cộng sự khảo sát tình hình sâu bệnh hại cây điều ở Xuân Trường, Xuân Lộc (Đồng Nai) thời gian 1/2000 - 8/2001 đã báo cáo có 11 loài sâu hại điều thường gặp trong đó bọ xít muỗi cũng là loài gây hại nghiêm trọng nhất tiếp đến là xén tóc.

Bảng - Thành phần sâu hại chính trên cây điều (Xuân Trường, Xuân Lộc - Đồng Nai)

Tên Việt NamTên khoa họcBộ phận bị hạiMức độ
Bọ xítHelopeltis anloniiChồi non, lá non, hoa, quảhại rất nặng
Sâu đục nõnAlcides sp.Chồi nonnhẹ
Xén tócPlocaederus ferrugineusThân, cànhnhẹ
 Plocaederus abesusThân, cànhhại nặng
Câu cấu Hypomeces sp.nhẹ
Sâu róm đỏCricula trifenestrala.nhẹ
Sâu baoOiketicus sp.nhẹ
Sâu phóngAcrocercops syngrammaLá nontrung bình
Sâu kết lá Lamida moncusalisnhẹ
Bọ trĩSelenothrips rabrocinctusChồi nonnhẹ
 Rhiphorothrips cruentatusChồi nonnhẹ

Xem thêm:

Sâu hại điều – Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)

Sâu hại điều – Sâu đục thân và rễ (xén tóc)

Sâu hại điều – Sâu đục lá (sâu ăn lá) và Sâu bao

Sâu hại điều – Sâu kết lá và hoa, Bọ phấn đục nõn

Sâu hại điều – Sâu róm đỏ ăn lá (hay còn gọi tên là sâu bướm làm rụng lá)

Sâu hại điều – Câu cấu ăn lá (Hypomeces sp.)

Cách bảo quản hạt điều tươi tại nhà

Hạt điều tươi có công dụng gì?

Hạt điều vị cà phê và 4 lợi ích nổi bật

Giá hạt điều bao nhiêu 1kg?

Phân loại hạt điều rang muối – Chia theo nguồn gốc

Cách bảo quản hạt điều tươi tại nhà

Ăn hạt điều có béo không?

Mách bạn cách chọn hạt điều rang muối ngon nhất

Hạt điều vị cà phê – Ngừa bện tim mạch và duy trì làn da khỏe mạnh

Hạt điều có giá trị gì? Tổng quan về ngành điều điều Việt Nam

Lợi ích tuyệt vời của hạt điều nguyên vị

6 công dụng nổi bậc của hạt điều

Hạt Điều Tươi Là Gì?

Hạt Điều Là Gì? 4 Tác Dụng Nổi Bậc Của Hạt Điều

tác Dụng Của Lớp Vỏ Lụa Hạt Điều

Hạt Điều Là Gì? Nguồn Gốc Cây Điều? Sự Phân Bố Của Cây Điều Trên Thế Giới Và Việt Nam

Sâu Hại Điều - Tổng Quan Các Loại Sâu Bệnh

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments